Góc chia sẻ Cộng Đồng HCT

Dự toán là gì? SƠ LƯỢC VỀ ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG VÀ LẬP DỰ TOÁN XÂY DỰNG

 

Lập dự toán hay còn gọi là dự toán trong công trình xây dựng là những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng nói riêng, cũng như nội thất nhiều ngành nghề khác. Tuy chúng khá quen thuộc nhưng khái niệm và ý nghĩa của việc lập dự toán là gì thì không ít người vẫn luôn thắc mắc. Chính vì thế, để giải đáp những thắc mắc, đắn đo của các bạn trẻ sinh viên, những người làm trong lĩnh vực xây dựng hay lĩnh vực khác muốn tìm hiểu HCT mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, để chúng ta cùng nhau tìm hiểu dự toán là gì? Ý nghĩa, mục đích và hướng dẫn lập dự toán cụ thể?

1. Dự toán là gì?

 

Chúng ta có thể hiểu đơn giản dự toán chính là việc dự tính các số liệu liên quan đến công việc trong thời gian sắp tới. Thông qua việc tính toán tổng thể các hạng mục, việc dự báo trước nhằm chuẩn bị chu toàn trước khi bắt tay vào triển khai kế hoạch. Cơ sở tính toán sẽ căn cứ vào các tiêu chuẩn, số liệu thực tế đã làm từ trước. Khi đó người thực hiện cần phải có một bảng số liệu cụ thể trong đó thể hiện số lượng, giá trị, thời gian cần thiết để hoàn thành các hạng mục.

Khái niệm dự toán hiện nay đã trở nên thông dụng trong lĩnh vực xây dựng. Việc đầu tiên trước khi khởi công một công trình là lập dự toán hay lập kế hoạch xây dựng cụ thể. Ở giai đoạn chuẩn bị, các nhà đầu tư cần tính toán sơ lược tổng giá trị cần có để thực hiện công trình, việc này dựa trên tiêu chí chuẩn mực, sau đó tiếp tục đưa ra các dự toán cụ thể cho từng hạng mục riêng. 

 

Vai trò của kế hoạch dự toán cụ thể như sau:

– Là căn cứ để đàm phán, ký kết hợp đồng và thanh toán khi chỉ định thầu.

– Là cơ sở để xác định giá gói thầu và giá thành tạo ra khi đấu thầu.

– Là cơ sở để tính toán chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật trong việc chọn lựa các giải pháp để thiết kế xây dựng.

– Là tài liệu cho biết phí tổn tạo ra công trình, bên cạnh đó thì đây cũng là cơ sở để các chủ thể sẽ có thể lập kế hoạch đầu tư, thuyết phục các tổ chức tài chính đầu tư hay cấp phát vốn 

 

2. Mục đích của việc lập dự toán:

Lập dự toán có thể hiểu một cách đơn giản là hình thức dự trù và liệt kê tất cả chi phí dự kiến để đầu tư xây dựng công trình. 

Lập dự toán có những mục đích cụ thể như sau:

– Là để có thể dự tính được các khoản tiền phải chi trước cho các hạng mục, giúp nhà đầu tư chuẩn bị tốt khâu huy động vốn.

– Là để khi dự toán được chi phí thì nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn nhà thầu nào cho phù hợp và tiết kiệm được kinh phí.

– Là để thông qua các bảng dự toán đã lập, nhà đầu tư có căn cứ xem xét phí tổn và giá trị của công trình được xác định từ đây. Đây cũng chính là tài liệu cần lưu trong bộ hồ sơ sau này quyết toán khi công trình hoàn thành.

-Là để làm căn cứ các con số dự tính được, nhà đầu tư sẽ lên kế hoạch đầu tư và cung cấp số liệu cho ngân hàng để ngân hàng tiến hành cấp vốn khi có nhu cầu vay.

– Là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong việc so sánh lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng.

– Là để đây là cơ sở cho việc ký kết hợp đồng giao nhận thầu xây lắp giữa chủ đầu tư và nhà thầu cũng như trong trong việc thanh quyết toán công trình sau khi thi công.

 

3. Ý nghĩa việc lập dự toán trong xây dựng:

Việc lập dự toán thực sự là công việc cần thiết trước khi xây dựng mọi công trình để nhằm mục đích có thể đảm bảo sự khả thi và an toàn của các công trình xây dựng. Cụ thể:

– Thứ nhất, lập dự toán có ý nghĩa giúp chủ đầu tư biết được số tiền sẽ phải chi trả ra để có được công trình.

– Thứ hai, lập dự toán có ý nghĩa xác định một căn cứ để xét chọn nhà thầu.

– Thứ ba, lập dự toán có ý nghĩa giúp tìm ra một căn cứ để phê duyệt vốn đầu tư.

– Thứ tư, lập dự toán có ý nghĩa được sử dụng để làm căn cứ để thẩm tra, phê duyệt quyết toán.

Hạng mục lập dự toán:

Đối với việc lập dự toán công trình thì sẽ cần liệt kê ra các hạng mục cần dự tính chi phí trước, sau đó có thể đi sâu đi sát từng hạng mục cụ thể. Các hạng mục cần dự toán bao gồm:

– Công tác chuẩn bị, san lắp mặt bằng, bản vẽ thi công…

– Khối lượng dự toán.

– Chiết tính đơn giá.

– Giá vật liệu xây dựng.

– Tiền lương nhân công.

– Giá ca máy.

– Bảng tổng hợp kinh phí và các hệ số.

 

4.Yêu cầu đối với người lập dự toán:

Trước hết đầu tiên đương nhiên là phải biết đọc bản vẽ:

 Tiếp đó cần biết đo bóc, phân tích và phán đoán:

Cần có khả năng sử dụng máy tính và áp dụng công nghệ:

 

Cần có kiến thức và kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực:

 

Từ đó ta thấy được rằng, bên cạnh các kỹ năng cơ bản như đọc hiểu rõ bản vẽ, kỹ thuật, điều kiên thi công… thì người lập dự toán cần phải nắm bắt được chính xác chính sách của nhà nước tại nơi đang làm việc. Việc dự toán thực sự là tài liệu quan trọng gắn liền với thiết kế cho biết phí tổn xây dựng công trình.

Share:

Bài viết liên quan: